(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1703/QĐ - ĐHNT ngày 23 tháng 05 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định quyền và nghĩa vụ của sinh viên hình thức vừa làm vừa học (VLVH); nội dung công tác sinh viên; hệ thống tổ chức quản lý; khen thưởng và kỷ luật sinh viên; quản lý hồ sơ sinh viên; trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ phụ trách lớp trong công tác sinh viên; trách nhiệm và quyền lợi của ban cán sự lớp sinh viên và tổ chức thực hiện.

2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên hình thức VLVH tại Trường Đại học Ngoại thương.

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

1. Đơn vị quản lý đào tạo hình thức VLVH là đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức, quản lý đào tạo trình độ đại học theo hình thức VLVH tại Trường Đại học Ngoại thương. Đơn vị quản lý đào tạo hình thức VLVH là Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp và được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Ngoại thương.

2. Đơn vị tổ chức đào tạo là các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức, quản lý nội dung, chương trình dạy và học các lớp VLVH thuộc phạm vi quản lý theo Quyết định của Hiệu trưởng. Đơn vị tổ chức đào tạo bao gồm: Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp, Trung tâm Feretco, Cơ sở II tại TP.HCM, Cơ sở Quảng Ninh và các đơn vị được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Ngoại thương.

3. Sinh viên hình thức VLVH là người học tham gia các chương trình đào tạo hình thức VLVH tại Trường Đại học Ngoại thương, sau đây gọi tắt là sinh viên.

4. Lớp sinh viên bao gồm những sinh viên cùng ngành, cùng khóa học và được duy trì ổn định trong cả khóa học để Nhà trường tổ chức, quản lý về thực hiện các nhiệm vụ học tập, kỷ luật.

5. Cán bộ phụ trách lớp sinh viên/giáo viên chủ nhiệm (sau đây gọi tắt là cán bộ phụ trách lớp) là viên chức được Hiệu trưởng hoặc Trưởng đơn vị tổ chức đào tạo (theo sự phân cấp của Hiệu trưởng) phân công theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập tại Trường.

Điều 3. Mục đích, yêu cầu

1. Tạo môi trường học tập, rèn luyện tốt cho sinh viên, nâng cao tính chủ động, khai thác kinh nghiệm của sinh viên, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà trường; đạt chuẩn đầu ra do Nhà trường quy định.

2. Bảo đảm thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch trong các công việc liên quan đến sinh viên.

4. Phát huy tính chủ động, tự giác học tập và thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện của sinh viên.

 Chương II

 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN

Điều 4. Quyền của sinh viên

1. Được nhận vào học đúng ngành học đã đăng ký dự tuyển tại trường nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.

2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện theo quy định của Nhà trường; được Nhà trường phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, chương trình, kế hoạch học tập, thực tập, tốt nghiệp và các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến sinh viên.

3. Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:

a) Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao theo quy định;

b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ, thi sáng tạo khoa học, công nghệ theo quy định của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường và các cuộc thi khác khi được sự đồng ý của đơn vị tổ chức đào tạo và Nhà trường;

c) Tham gia hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của Nhà trường;

d) Đăng ký học lại, học cải thiện; học cùng lúc hai chương trình; chuyển ngành; chuyển trường; được nghỉ học tạm thời; được thôi học; bảo lưu kết quả học tập vì lý do cá nhân; được nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường;

e) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của Nhà trường (bao gồm các dịch vụ tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, …).

4. Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với Nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển Nhà trường; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng, giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi chính đáng của sinh viên (qua các đơn vị tổ chức đào tạo).

5. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định, phụ lục văn bằng, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác theo quy định.

Điều 5. Nghĩa vụ của sinh viên

1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Nhà trường, sử dụng thẻ sinh viên đúng quy định.

2. Tôn trọng nhà giáo, viên chức và nhân viên của Nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường học.

3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Nhà trường góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống của Nhà trường.

4. Thực hiện nhiệm vụ học tập, tu dưỡng theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của Nhà trường; bảo đảm thời gian lên lớp, chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu đào tạo đạt chuẩn đầu ra và đáp ứng nhu cầu xã hội.

5. Đóng học phí đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định.

6. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên, viên chức, giảng viên; kịp thời báo cáo với Khoa, Phòng, Ban Giám hiệu Nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, viên chức trong Trường.

7. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong Nhà trường, gia đình và cộng đồng.

8. Bảo mật các thông tin tài khoản cá nhân, hộp thư điện tử được Nhà trường cung cấp.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.

Điều 6. Các hành vi sinh viên không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, sinh viên của Nhà trường và các đối tượng khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi trái quy định, xin điểm; học, thi, thực tập hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập giữa khóa,thu hoạch thực tập tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

3. Trang phục không phù hợp; ăn quà, làm việc riêng, nói chuyện, sử dụng điện thoại trong giờ học; hút thuốc lá, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp.

4. Tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong Nhà trường hoặc nơi công cộng.

5. Tổ chức hoặc tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép; đánh bạc dưới mọi hình thức; sử dụng các chất ma túy, truy cập những hình ảnh đồi trụy và các biểu hiện vi phạm đạo đức khác trong trường học.

6. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại dược phẩm, hóa chất cấm sử dụng; các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong Nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác.

7. Thành lập hoặc tham gia các diễn đàn, các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa Nhà trường khi chưa được Nhà trường cho phép; tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

8. Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.

 Chương III

NỘI DUNG CÔNG TÁC SINH VIÊN

Điều 7. Công tác tổ chức hành chính

1. Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức lớp sinh viên, chỉ định hoặc phê duyệt ban cán sự lớp sinh viên, cấp thẻ sinh viên, thẻ thư viện, tài khoản học tập của sinh viên.

2. Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của sinh viên.

3. Tổ chức phát chứng chỉ, bằng tốt nghiệp, phụ lục văn bằng cho sinh viên.

4. Giải quyết các công việc hành chính khác có liên quan cho sinh viên.

Điều 8. Công tác quản lý, hỗ trợ học tập và rèn luyện của sinh viên

1. Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, chấp hành các nội quy, quy chế của Nhà trường đối với sinh viên; tổ chức khen thưởng, xử lý kỷ luật sinh viên.

2. Tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.

3. Tuyên truyền, phổ biến cho sinh viên các qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường về quyền, nghĩa vụ và những hành vi sinh viên không được làm.

4. Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động phong trào trong Nhà trường, phát huy vai trò chủ động, kinh nghiệm, sáng tạo của sinh viên.

5. Tổ chức tư vấn học tập cho sinh viên, tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên khuyết tật, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

6. Thực hiện công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.   

Điều 9. Phối hợp giữa Nhà trường và cơ quan/đơn vị cử người đi học

1. Nhà trường thông báo kết quả tuyển sinh, tình hình và kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên theo định kỳ hàng năm và cuối khoá tới cơ quan, đơn vị cử người đi học (nếu có yêu cầu);

  2. Cơ quan, đơn vị cử người đi học tạo điều kiện để sinh viên đảm bảo các yêu cầu, nhiệm vụ của người học,

 Chương IV

HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ        

Điều 10. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên

1. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên của Nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng, đơn vị quản lý đào tạo VLVH,  các đơn vị tổ chức đào tạo, các đơn vị tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện các nội dung của công tác sinh viên, các tổ chức chính trị xã hội trong trường, cán bộ phụ trách lớp sinh viên, ban cán sự lớp và lớp sinh viên.

2. Căn cứ điều kiện cụ thể của Nhà trường, Hiệu trưởng qui định hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên phù hợp, đảm bảo thực hiện các nội dung công tác sinh viên.

Điều 11. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện về công tác sinh viên theo quy định tại Chương III của quy định này và phù hợp với điều kiện cụ thể của Nhà trường.

2. Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành, địa phương trong công tác sinh viên, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ trong công tác sinh viên.

3. Tiến hành các biện pháp thích hợp đưa công tác sinh viên vào nề nếp, bảo đảm cho sinh viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

4. Quy định rõ trách nhiệm thực hiện công tác sinh viên trong liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục khác; chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục trong việc thực hiện công tác sinh viên.

Điều 12. Trách nhiệm của Khoa Đào tạo Trực tuyến và Phát triển Nghề nghiệp

1. Chủ trì tổ chức tiếp nhận sinh viên khóa mới, phân chuyên ngành, lớp, phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo thực hiện áp mã số sinh viên.

2. Tiếp nhận danh sách ban cán sự lớp từ đơn vị tổ chức đào tạo, trình Hiệu trưởng hoặc người được Hiệu trưởng ủy quyền ký quyết định thành lập ban cán sự lớp.

3. Chủ trì làm thủ tục cho sinh viên chuyển lớp, tạm dừng học, tiếp tục học, thôi học; sinh viên chuyển trường, nghỉ học tạm thời, tiếp nhận sinh viên từ hệ chính quy. Chuyển danh sách cho đơn vị quản lý sinh viên, Phòng/Ban Kế hoạch Tài chính.

 4. Kiểm tra, giám sát việc lưu trữ kết quả học tập theo từng học kỳ, khóa học của các đơn vị tổ chức đào tạo.

5. Chủ trì quản lý cấp phát bằng, chứng chỉ, xác minh văn bằng tốt nghiệp, kết quả học tập; cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp, bản sao văn bằng tốt nghiệp cho sinh viên.  

6. Chủ trì xây dựng kế hoạch và tập huấn cho ban cán sự lớp về các quy định liên quan đến học tập; chương trình kế hoạch học tập; tổ chức hội nghị đối thoại giữa Nhà trường với sinh viên.

7. Phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức lễ khai giảng, phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên.

8. Thường xuyên cập nhật đầy đủ thông tin sinh viên liên quan đến công tác sinh viên VLVH.

9. Tổng hợp thống kê, báo cáo về công tác sinh viên VLVH theo yêu cầu của Nhà trường.

10. Lưu trữ đầy đủ tài liệu, hồ sơ về công tác sinh viên của đơn vị.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác sinh viên theo phân công của Hiệu trưởng.

Điều 13. Trách nhiệm của đơn vị tổ chức chức đào tạo

1. Phối hợp với Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp tổ chức tiếp nhận sinh viên khóa mới, phân chuyên ngành, lớp; phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo thực hiện áp mã số sinh viên; tổng hợp danh sách và thông tin sinh viên theo lớp hành chính: Họ và tên, ngày sinh, mã sinh viên, số điện thoại, hòm thư điện tử, địa chỉ thường trú, tạm trú (khi sinh viên nhập học).

2. Phối hợp cung cấp thông tin sinh viên cho Phòng Công tác chính trị và Sinh viên, Phòng/Ban Kế hoạch Tài chính, Phòng Y tế, Thư viện, Trung tâm Công nghệ thông tin và đơn vị có liên quan.

3. Phối hợp với Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp tổ chức hội nghị đối thoại giữa Nhà trường và sinh viên.

4. Phối hợp với Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp làm thủ tục cho sinh viên chuyển lớp, tạm dừng học, tiếp tục học, thôi học; sinh viên chuyển trường, nghỉ học tạm thời, tiếp nhận sinh viên từ hệ chính quy;

5. Quản lý, lưu trữ kết quả học tập của sinh viên theo từng học kỳ, khóa học.

6. Phối hợp với Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp cập nhật thông tin sinh viên; thống kế, báo cáo về công tác sinh viên theo yêu cầu của Nhà trường;

7. Lưu trữ đầy đủ tài liệu, hồ sơ về công tác sinh viên do đơn vị quản lý.

Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị khác

1. Phòng Quản lý Đào tạo phối hợp với Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp xây dựng, phát triển, quản lý chương trình đạo tạo, cấp mã sinh viên và các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.

2. Phòng Công tác chính trị và Sinh viên phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo cấp thẻ cho sinh viên và và các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.     

3. Trung tâm Công nghệ thông tin phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo cấp email, tài khoản học tập do Nhà trường quản lý và và các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.  

4. Thư viện phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo cấp thẻ đọc cho sinh viên và  thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.

5. Phòng Quản lý Khoa học tổ chức các cuộc thi, hội nghị, hội thảo, diễn đàn có liên quan tới hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; báo cáo về tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.         

6. Phòng Thanh tra – Pháp chế thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến công tác sinh viên của Nhà trường theo quy định; giải quyết đơn khiếu nại của sinh viên liên quan đến công tác sinh viên; thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.

7. Phòng Hành chính Tổng hợp phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo đăng ký bảo hiểm y tế cho sinh viên có nhu cầu và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.

8. Phòng Kế hoạch Tài chính quản lý thu nộp học phí, bảo hiểm y tế của sinh viên và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.

9. Phòng Quản trị Thiết bị chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện vật chất cho học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, văn hóa, văn nghệ, hoạt động ngoại khóa của sinh viên; đảm bảo an ninh trật tự trường học, an toàn cho sinh viên trong khuôn viên trường; thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.

10. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, hướng nghiệp, việc làm, hoạt động ngoại khóa, tâm lý, đời sống, sức khỏe và các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.

11. Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo tổ chức các hoạt động đào tạo về kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp, kiến thức và kỹ năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cho sinh viên; nghiên cứu và sáng tạo cho sinh viên và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ hoặc được Hiệu trưởng giao.

12. Các Viện/Khoa chuyên môn phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên trong học tập, thực tập, tham quan, các hoạt động nâng cao kỹ năng, hoạt động ngoại khóa và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

13. Cơ sở II thành phố Hồ Chí Minh, Cơ sở Quảng Ninh: Giám đốc cơ sở II, Giám đốc cơ sở Quảng Ninh chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của công tác sinh viên; Bố trí các nguồn lực nhằm bảo đảm thực hiện tốt các nội dung của công tác sinh viên phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị.

Điều 15. Trách nhiệm của cán bộ quản lý sinh viên

1. Tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà Trường.

2. Theo dõi, hướng dẫn các hoạt động của lớp sinh viên; Tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên hoàn thành kế hoạch đào tạo của Nhà trường.

3. Kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác sinh viên.

4. Nắm tình hình học tập của lớp phụ trách và thường xuyên cập nhật các quy chế, quy định của Nhà trường về tổ chức quản lý đào tạo và công tác quản lý sinh viên.

5. Tiếp nhận các thông tin về chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đào tạo của Nhà trường và tình hình học tập của sinh viên để tư vấn, hướng dẫn đảm bảo quyền lợi cho sinh viên.

6. Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Trưởng đơn vị tổ chức đào tạo.

Điều 16.  Trách nhiệm của ban cán sự lớp sinh viên

1. Ban cán sự lớp sinh viên

a) Ban cán sự lớp sinh viên gồm: lớp trưởng, lớp phó. Năm thứ nhất, ban cán sự lớp do đơn vị tổ chức đào tạo chỉ định. Từ năm thứ hai trở đi ban cán sự lớp do tập thể sinh viên trong lớp bầu dưới sự giám sát của cán bộ phụ trách lớp sinh viên (nếu cần);

b)  Nhiệm kỳ của ban cán sự lớp sinh viên theo năm học. Trong quá trình công tác, nếu thành viên trong ban cán sự lớp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc thì cán bộ phụ trách lớp sinh viên tổ chức họp lớp để bầu lại thành viên mới thay thế thành viên cũ.

2.  Nhiệm vụ của ban cán sự lớp sinh viên

a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, các hoạt động sinh hoạt, đời sống theo kế hoạch của Nhà trường;

b) Đôn đốc sinh viên trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định, quy chế về học tập, xây dựng nề nếp tự quản trong lớp;

c) Tổ chức, động viên giúp đỡ những sinh viên gặp khó khăn trong học tập. Thay mặt sinh viên của lớp liên hệ với cán bộ phụ trách lớp sinh viên và các giảng viên; đề nghị đơn vị tổ chức đào tạo và Hiệu trưởng giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên;

d) Báo cáo đầy đủ, chính xác số lượng sinh viên, tình hình học tập, theo học kỳ, năm học và những việc đột xuất của lớp với cán bộ phụ trách lớp sinh viên, lãnh đạo đơn vị tổ chức đào tạo;

đ) Tập hợp các ý kiến thắc mắc của sinh viên trong lớp, thường xuyên báo cáo, xin ý kiến cán bộ phụ trách lớp sinh viên;

e) Đại diện cho tập thể lớp trong việc tham gia các cuộc họp do Nhà trường và tổ chức đào tạo tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.                     

3. Quyền lợi của ban cán sự lớp sinh viên: Được ưu tiên các chế độ theo quy định của Nhà trường.

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 17. Nội dung, hình thức khen thưởng

1. Khen thưởng đột xuất: Là hình thức khen thưởng cho sinh viên có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc, có tác dụng nên gương trong toàn trường như: dũng cảm cứu người, cứu tài sản, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc có những phát minh, sáng chế, công trình khoa học có giá trị hoặc có thành tích trong các cuộc thi Olympic môn học, thi sáng tạo tài năng, hoạt động văn nghệ, thể thao, văn hóa xã hội do Nhà trường tổ chức hoặc các đơn vị khác tổ chức được Nhà trường công nhận.

2. Khen thưởng toàn diện định kỳ:

a) Khen thưởng cuối năm học đối với sinh viên xếp loại kết quả học tập trong năm đạt loại Giỏi, Xuất sắc và có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của Nhà trường. Không xét khen thưởng đối với sinh viên bị kỷ luật hoặc có điểm học phần lần thi thứ nhất trong năm học đó dưới mức trung bình;

b) Khen thưởng toàn khóa đối với sinh viên có xếp loại kết quả học tập toàn khóa đạt loại Giỏi, Xuất sắc và có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của Nhà trường.

Điều 17. Thủ tục xét khen thưởng

1. Căn cứ thành tích đạt được của sinh viên, cán bộ phụ trách lớp sinh viên họp với Ban cán sự lớp, lớp sinh viên và đề xuất danh khen thưởng đối với cá nhân và gửi đề xuất khen thưởng lên đơn vị tổ chức đào tạo, đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận và gửi đề xuất khen thưởng lên Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp để tổng hợp, trình Hội đồng Khen thưởng sinh viên của Nhà trường phê duyệt.

2. Căn cứ đề nghị của Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp, Hội đồng Khen thưởng sinh viên xem xét và đề nghị Hiệu trưởng phê duyệt, quyết định công nhận khen thưởng.

3. Hình thức khen thưởng sinh viên được ghi vào hồ sơ sinh viên, đồng thời thông báo về cơ quan, đơn vị cử đi học (nếu có).

Điều 19. Nội dung vi phạm và hình thức kỷ luật

1. Đối với những sinh viên có hành vi vi phạm tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả có thể bị nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật như sau:

a) Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;

b) Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

c) Đình chỉ học tập 01 (một) năm học: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm;

d) Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù (kể cả trường hợp bị xử phạt tù được hưởng án treo).

2. Hình thức kỷ luật sinh viên phải được ghi vào hồ sơ sinh viên. Trường hợp sinh viên do cơ quan, đơn vị cử đi học bị kỷ luật,  Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp thông báo kết quả xử lý kỷ luật cho đơn vị tổ chức đào tạo để để báo cơ quan, đơn vị của sinh viên. Đối với các sinh viên khác bị xử lý kỷ luật mức đình chỉ học tập 01 năm học và buộc thôi học, Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp thông báo cho đơn vị tổ chức đào tạo để gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết.

3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy chế này.

Điều 20. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật

1. Trình tự, thủ tục xét kỷ luật

a) Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật;

b) Cán bộ phụ trách lớp sinh viên chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi lên đơn vị tổ chức đào tạo;

c) Đơn vị tổ chức đào tạo xem xét, xác nhận và gửi Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp để trình Hội đồng Kỷ luật sinh viên của Nhà trường;

d) Hội đồng Kỷ luật sinh viên của Nhà trường tổ chức họp để xét kỷ luật, thành phần bao gồm các thành viên của Hội đồng và sinh viên có hành vi vi phạm. Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định kỷ luật bằng văn bản;

đ) Trường hợp sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng) hoặc trường hợp sinh viên vi phạm kỷ luật không chịu viết bản kiểm điểm theo yêu cầu của Nhà trường thì Hội đồng vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật trên cơ sở chứng cứ thu thập được.

2. Hồ sơ xử lý kỷ luật của sinh viên bao gồm:

a) Biên bản vi phạm của sinh viên có xác nhận của đại diện ban cán sự lớp sinh viên hoặc tài liệu tương đương của cấp có thẩm quyền;

b) Bản tự kiểm điểm của sinh viên;

c) Biên bản của tập thể lớp họp kiểm điểm sinh viên có hành vi vi phạm;

d) Ý kiến của đơn vị tổ chức đào tạo và Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp ;

đ) Các tài liệu khác có liên quan.

Điều 21. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật

1. Đối với trường hợp bị khiển trách: thời hạn chịu kỷ luật là 03 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật.

2. Đối với trường hợp bị cảnh cáo: thời hạn chịu kỷ luật là 06 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật.

3. Đối với trường hợp đình chỉ học: khi hết thời hạn đình chỉ, sinh viên phải xuất trình chứng nhận của cơ quan/đơn vị cử người đi học hoặc của chính quyền (cấp xã, phường, thị trấn) nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại cơ quan/đơn vị hoặc địa phương để Nhà trường xem xét tiếp nhận vào học tiếp.

4. Quyết định kỷ luật phải có điều khoản ghi rõ thời gian sinh viên bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban hành quyết định kỷ luật đến thời điểm hết thời hạn kỷ luật. Sau thời hạn chất dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật, sinh viên được hưởng các quyền của sinh viên theo quy định. Nếu trong thời gian chịu kỷ luật, sinh viên tiếp tục tái phạm hoặc có hành vi vi phạm khác, Hội đồng Kỷ luật sinh viên của Nhà trường xét, trình Hiệu trưởng quyết định kỷ luật khác thay thế quyết định hiện hành với hình thức kỷ luật cao hơn.

Điều 22. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng Khen thưởng/Kỷ luật sinh viên

1. Hội đồng Khen thưởng/Kỷ luật sinh viên: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng Khen thưởng/Kỷ luật sinh viên để theo dõi công tác khen thưởng và kỷ luật đối với sinh viên trong trường.

a) Chủ tịch Hội đồng: là Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng Nhà trường do Hiệu trưởng uỷ quyền;

b) Thường trực Hội đồng: là Trưởng khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề nghiệp hoặc Phó Trưởng khoa được uỷ quyền;

c) Các uỷ viên: là trưởng các đơn vị tổ chức đào tạo, trưởng hoặc phó trưởng (được trưởng đơn vị uỷ quyền) các  khoa/viện, phòng, ban có liên quan.

Hội đồng có thể mời đại diện lớp sinh viên và cán bộ phụ trách lớp sinh viên của những lớp có sinh viên được khen thưởng hoặc kỷ luật. Các thành phần này được tham gia phát biểu ý kiến, đề xuất mức khen thưởng hoặc kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết.

2. Nhiệm vụ của Hội đồng Khen thưởng/Kỷ luật sinh viên

a) Hội đồng Khen thưởng/ Kỷ luật sinh viên có nhiệm vụ tư vấn giúp Hiệu trưởng triển khai công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với sinh viên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng;

b) Căn cứ các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề, Hội đồng Khen thưởng/Kỷ sinh viên luật tiến hành xem xét cá nhân và đơn vị sinh viên có thành tích, đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng hoặc đề nghị lên cấp trên khen thưởng; xét và để nghị Hiệu trưởng quyết định đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật;

c) Hội đồng Khen thưởng/Kỷ luật sinh viên mỗi năm học họp một lần. Khi cần thiết, Hội đồng có thể họp các phiên bất thường.

Điều 23. Quyền khiếu nại về khen thưởng, kỷ luật

Cá nhân và tập thể sinh viên nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ luật không thỏa đáng có quyền khiếu nại lên các phòng, ban chức năng hoặc Hiệu trưởng Nhà trường. Nếu Nhà trường đã xem xét lại mà chưa thỏa đáng có thể khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 Chương VI

QUẢN LÝ HỒ SƠ SINH VIÊN

Điều 24. Hồ sơ sinh viên

1. Hồ sơ sinh viên là hệ thống tài liệu tổng hợp về sinh viên, phản ánh những thông tin thiết yếu về sinh viên dùng để quản lý quá trình học tập, sinh hoạt, rèn luyện của sinh viên. Hồ sơ sinh viên bao gồm có hồ sơ của từng sinh viên và hồ sơ thống kê tổng hợp về tình hình sinh viên. Ngoài hồ sơ dạng văn bản, Nhà trường xây dựng hồ sơ trên phần mềm quản lý sinh viên được thể hiện dưới dạng cơ sở dữ liệu.

2. Hồ sơ sinh viên khi nhập trường:Hồ sơ của sinh viên khi nhập học gồm có:

a) Phiếu tuyển sinh có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

b) Học bạ trung học phổ thông bản sao công chứng;

c) Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp THPT) hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông bản sao công chứng (đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước); Giấy chứng nhận đang là sinh viên cao đẳng hoặc đại học kèm bảng điểm các học phần đã tích lũy của trường học đó cấp, khi xét tuyển hệ đại học hình thức VLVH;

d) Bằng và Bảng điểm cao đẳng bản sao công chứng; Bằng và Bảng điểm đại học bản sao công chứng, khi xét tuyển hệ liên thông đại học hình thức VLVH;

đ) Giấy khai sinh (hoặc bản sao hợp lệ);

e) Giấy tờ chứng nhận chế độ ưu tiên chính sách xã hội (nếu có);

g) Giấy báo trúng tuyển đại học hình thức VLVH trong năm đó của Nhà trường.

3. Hồ sơ theo dõi quá trình học tập, rèn luyện:Hồ sơ theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên gồm có:

a) Kết quả học tập của sinh viên theo học kỳ, năm học, khoá học;

b) Hình thức khen thưởng mà sinh viên đạt được trong học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các phong trào và hoạt động đoàn thể;

c) Hình thức kỷ luật và trách nhiệm pháp lý khác mà sinh viên bị áp dụng trong và ngoài Nhà trường;

d) Những thay đổi của sinh viên như chuyển ngành, chuyển trường, lưu ban, ngừng học, thôi học…;

đ) Tình hình đóng học phí của sinh viên.

4. Hồ sơ tốt nghiệp: Hồ sơ tốt nghiệp của sinh viên gồm có:

a) Bằng tốt nghiệp;

b) Phụ lục văn bằng.

Điều 25. Lập hồ sơ và bổ sung hồ sơ

1. Hồ sơ sinh viên nhập học được lập ngay sau khi sinh viên hoàn tất thủ tục nhập học theo quy định của Nhà trường.

2. Thường xuyên cập nhật, bổ sung đầy đủ thông tin còn thiếu và thay đổi của sinh viên vào bộ hồ sơ trong quá trình học tập tại Trường.

Điều 26. Lưu trữ và bảo mật hồ sơ sinh viên

1. Hồ sơ sinh viên được lưu trữ tại đơn vị tổ chức đào tạo dưới dạng hồ sơ văn bản và dữ liệu trên hệ thống phần mềm quản lý của Nhà trường.

2. Hồ sơ sinh viên được lưu trữ trong suốt quá trình sinh viên học tại trường và sau khi tốt nghiệp theo quy định.

3. Các Đơn vị tổ chức đào tạo phải có trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân sinh viên và chỉ sử dụng cho mục đích quản lý sinh viên của Nhà trường.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Công tác triển khai, phối hợp

1. Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường thực hiện tốt công tác sinh viên. 

2. Các đơn vị Phòng Công tác chính trị và Sinh viên, Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản trị thiết bị, Phòng Quản lý khoa học, Phòng Thanh tra – Pháp chế, Phòng Hành Hành chính - Tổng hợp (Bộ phận Y tế), Thư viện, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm sáng tạo và ươm tạo, các Khoa/Viện chuyên môn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các đơn vị liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề triển khai công tác sinh viên theo quy định.

3. Cơ sở II thành phố Hồ Chí Minh, Cơ sở Quảng Ninh triển khai các nội dung công tác sinh viên phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị; Thống kê, tổng hợp dữ liệu, báo cáo về công tác sinh viên của Cơ sở theo yêu cầu của Nhà trường.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các nội dung công tác sinh viên thực hiện trước thời gian ban hành quy định này áp dụng theo quy định hiện hành.

2. Trưởng các đơn vị, tổ chức đoàn thể, toàn thể cán bộ, viên chức, sinh viên trong toàn Trường chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, Trưởng các đơn vị phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng (qua Khoa Đào tạo trực tuyến và Phát triển nghề ) để xem xét, giải quyết.

                                                                                                                                     HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                                                                                             (Đã ký)

 

                                                                                                                                                                    PGS. TS Bùi Anh Tuấn

PHỤ LỤC 1

Một số nội dung và hình thức xử lý sinh viên vi phạm

(Ban hành kèm theo QĐ số:       /QĐ- ĐHNT ngày    tháng     năm 2024

của Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương)

 

 

 

 

TT

 

 

 

Nội dung vi phạm

Hình thức xử lý

kỷ luật

 

 

 

 

Ghi chú

 

Khiển trách

 

Cảnh cáo

 

Đình chỉ có thời hạn

Buộc thôi

học

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1.       

Đến muộn giờ học, giờ thực hành, nghỉ học không phép hoặc quá phép.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, Nhà trường xem xét, nhắc nhở, phê bình, hoặc xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi học.

2.       

Mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, giờ thực hành và tự học.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, Nhà trường xem xét, nhắc nhở, phê bình, hoặc xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi học.

3.       

Vô lễ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của Nhà trường.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học.

4.       

Học, thi, kiểm tra hộhoặc nhờ người khác học, thi, kiểm tra hộ; làm hộ, nhờ làm hộ hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

 

 

Lần 1

Lần 2

 

 

5.       

Tổ chức học, thi, kiểm tra thay; tổ chức làm thay tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp.

 

 

 

Lần 1

Tùy theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

6.       

Mang tài liệu vào phòng thi trái quy định, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm hộ, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng và các hình thức gian lận khác trong học tập, thi, kiểm tra.

 

 

 

 

Xử lý theo quy chế đào tạo.

7.       

Chậm nộp hoặc không nộp học phí theo quy định của nhà trường mà không có lý do chính đáng.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ nhắc nhở, khiển trách đến buộc thôi học.

8.       

Làm hư hỏng, mất tài sản của trường.

 

 

 

 

Tùy mức độ xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại.

9.       

Uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp.

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

 

 

10.  

Hút thuốc lá trong trường học.

 

 

 

 

Từ lần 3 trở lên, xử lý từ khiển trách đến cảnh cáo.

11.  

Chơi cờ bạc trong trường dưới mọi hình thức.

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Tùy mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật.

12.  

Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hóa đồi trụy hoặc tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép.

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Nếu nghiêm trọng giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

13.  

Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người khác sử dụng ma túy, các chất kích thích khác.

 

 

 

Lần 1

Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

14.  

Sử dụng ma túy.

 

 

 

 

Xử lý theo Quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

15.  

Chứa chấp, môi giới mại dâm.

 

 

 

Lần 1

Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

16.  

Lấy cắp tài sản, chứa chấp, tiêu thụ tài sản do lấy cắp mà có, tài sản trái pháp luật.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

17.  

Chứa chấp, buôn bán vũ khí, chất nổ và hàng cấm theo quy định của pháp luật.

 

 

 

Lần 1

Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

18.  

Đưa phần tử xấu vào trong trường gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong nhà trường.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học.

19.  

Đánh nhau gây thương tích, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau.

 

 

Lần 1

Lần 2

Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

20.  

Kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật.

 

 

Lần 1

Lần 2

Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

 

21.  

Tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái quy định của pháp luật.

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

22.  

Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

23.  

Có hành động quấy rối, dâm ô, xâm phạm nhân phẩm, đời tư của người khác.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

24.  

Vi phạm các quy định về an toàn giao thông.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học.

25.  

Các vi phạm khác.

 

 

 

 

Tùy theo mức độ, nhà trường xem xét, nhắc nhở, phê bình, hoặc xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi học.

 

PHỤ LỤC 2

LƯU TRỮ TÀI LIỆU HỒ SƠ QUẢN LÝ SINH VIÊN

(Ban hành kèm theo QĐ số:       /QĐ- ĐHNT ngày    tháng     năm 2024

của Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương)

 

TT

Tên đơn vị

Hồ sơ lưu trữ

1

Đơn vị tổ chức đào tạo

Lưu trữ bản cứng và bản mềm hồ sơ sinh viên:

- Hồ sơ sinh viên nhập trường, hồ sơ sinh viên tốt nghiệp, kết quả học tập của sinh viên;

-      Danh sách và thông tin sinh viên theo lớp hành chính (họ và tên, ngày sinh, mã sinh viên, số điện thoại, hòm thư điện tử, địa chỉ thường trú, tạm trú khi nhập học, sinh viên chuyển lớp, chuyển ngành, chuyển trường, lưu ban, nghỉ học tạm thời, ngừng học, thôi học);

-      Danh sách Ban cán sự lớp;

-      Các kế hoạch, báo cáo liên quan đến công tác sinh viên thuộc đơn vị quản lý.

- Các tài liệu liên quan khác.

2

Phòng Công tác chính trị và Sinh viên

Lưu trữ bản cứng và bản mềm:

- Danh sách sinh viên làm thẻ;

- Danh sách sinh viên xét khen thưởng, kỷ luật hàng năm/cuối khóa.

3

Phòng/Ban Kế hoạch tài chính

Lưu trữ bản cứng và bản mềm: Danh sách sinh viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí.

4

Phòng Hành chính – Tổng hợp

Lưu trữ bản cứng và bản mềm: Danh sách sinh viên mua thẻ BHYT tại Trường.

5

Thư viện

Lưu trữ bản cứng và bản mềm: Danh sách sinh viên làm thẻ đọc thư viện.

6

Trung tâm Công nghệ thông tin

Lưu trữ bản cứng và bản mềm: Danh sách sinh viên được lập tài khoản học và cung cấp địa chỉ email do Nhà trường quản lý.

7

Phòng Thanh tra – Pháp chế

Lưu trữ bản cứng và bản mềm:

- Kế hoạch và báo cáo thanh tra kiểm tra các hoạt động liên quan đến công tác sinh viên;

- Giải quyết đơn khiếu nại của sinh viên liên quan đến công tác sinh viên.

8

Phòng Quản lý Khoa học

Lưu trữ bản cứng và bản mềm:

-  Kế hoạch tổ chức các cuộc thi, hội nghị, hội thảo, diễn đàn có liên quan tới hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên;

- Các báo cáo về tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

9

Trung tâm hỗ trợ sinh viên

Lưu trữ bản cứng và bản mềm: Các kế hoạch và báo cáo về công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, hướng nghiệp, việc làm, hoạt động ngoại khóa, tâm lý, đời sống, sức khỏe.

 

10

Trung tâm sáng tạo và ươm tạo

Lưu trữ bản cứng và bản mềm: Kế hoạch và báo cáo tổ chức các hoạt động đào tạo về kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp, kiến thức và kỹ năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cho sinh viên; cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên; nghiên cứu và sáng tạo cho sinh viên.